CAO ĐẲNG TIN 3 - 4 HAUI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN MÔN QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM


You are not connected. Please login or register

phong cách của quản lý dự án là gì??

+2
thuongyt
phuongnguyen_tin4
6 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

phuongnguyen_tin4

phuongnguyen_tin4
.....
.....

Shocked

thuongyt

thuongyt
..
..

Quản lý dự án là gì :S

VuDinh_tin4


..
..

Theo các bạn ngoài 4 phong cách quản lý dự án (đối phó-mất phương hướng-nước đến chân mới nhảy-chủ động) thì còn có phong cách nào khác nữa không? nếu còn thì gồm những phong cách nào? và chỉ rõ những phong cách đó?

VuDinh_tin4


..
..

thuongyt đã viết:Quản lý dự án là gì :S
Dự án là một tập hợp các công việc được thực hiện bởi nhiều người nhằm đặt được một mục đích dự kiến trong khoảng thời gian và kinh phí dự kiến.
Cần phải có dự kiến về nhân lực, thời gian, kinh phí, và kết quả.

trongit


....
....

thuongyt đã viết:Quản lý dự án là gì :S
Xin trả lời bạn thuongyt :
Theo như nhóm 1 tìm hiểu thì "Quản lý dự án " là việc áp dụng các công cuk ,kiến thức và kỹ thuật nhằm định nghĩa lập kế hoạch ,tiến hành triển khai tổ chức,kiểm soát và kết thúc dự án.
Một dự án được coi là quản lý tốt khi kết thúc chủ đầu tư hoàn thiện về các mặt : thời hạn,chi phí và chất lượng kết quả.

nguyễn thị hương


..
..

có 4 phong cách qlda
1.quản lý dự án theo kiểu đối phó
2.ql theo kiểu mất phương hướng
3.ql nước tới chân mới nhảy
4.ql chủ động

Tete_no1

Tete_no1
....
....

1. Phong cách Tham dự

Trong phong cách này, bạn cho nhân viên trọn vẹn một nhiệm vụ để hoàn thành. Nếu điều đó là không thể, hãy chắc rằng mỗi cá nhân biết và hiểu rõ phần việc của mình trong mối tương quan chung của dự án hay tác vụ. Khi người trong nhóm của bạn biết rõ mảng ghép của họ trong bức tranh lớn, họ dường như sẽ được động viên hơn để hoàn thành công việc.

Hãy dành thời gian để giải thích các chi tiết và tầm quan trọng trong vai trò của mỗi người. Hãy lấy những ý kiến của mọi người về công việc và sự khác biệt giữa chúng. Điều này sẽ giúp họ hiểu bản chất của các giá trị và hy vọng sẽ động viên họ nhận lãnh trách nhiệm về công việc của mình. Hãy làm hết sức để chắc rằng các nhân viên của bạn hiểu rõ nhiệm vụ. Đặt ra những câu hỏi có thể củng cố sự hiểu biết của họ về công việc.

Nếu công việc của bạn được phân chia trong các nhóm, điều phối công việc giữa các nhóm để mọi người biết vị trí và cách thức mà họ tham gia vào công việc chung. Hãy có những nỗ lực cụ thể để giảm thiểu những trở lực và khó khăn phát sinh. Hãy để mọi người thấy rằng bạn hạnh phúc với việc dọn sạch đường đi tới của họ, nên khi có vấn đề phát sinh, họ sẽ thông tin cho bạn kịp thời.
Tưởng thưởng không chỉ những công việc làm tốt, mà còn để động viên. Điều này sẽ duy trì động lực và cho mọi người thấy bạn công bằng với những nỗ lực của họ.

2. Phong cách Chỉ đạo

Đôi khi, tình huống đòi hỏi phải quản lý theo phong cách chỉ đạo. Có thể sự thúc bách của thời hạn, hoặc một dự án cần sự tham gia của nhiều người đòi hỏi cách tiếp cận từ trên xuống. Ở đây, nhà quản trị trả lời 5 câu hỏi cho nhân viên của mình: What? Where? How? Why? và When? Hãy làm cho họ biết họ cần phải làm gì, họ sẽ làm điều đó bằng cách nào và khi nào thì phải hoàn thành.

Phong cách này có thể lạnh lùng và không có tình người, nhưng bạn vẫn còn cơ hội khác để thể hiện mình là nhà quản lý biết cảm thông và dễ gần. Thí dụ, khi bạn giao việc và trách nhiệm, đưa ra những lời khuyên và chia xẻ những kinh nghiệm bạn đã gặp phải trong những dự án tương tự.

Với phong cách này, đừng e ngại trong việc đưa ra những chuẩn mực và mong đợi cụ thể. Việc truyền thống của bạn, do vậy, cần phải định hướng vào chi tiết, không mập mờ nước đôi, không bỗ bã và hoa mỹ. Bạn cũng cần phải đưa ra những mục tiêu ngắn hạn như: “Mục tiêu của bạn là hoàn thành 3 báo cáo một ngày.”

Thêm vào đó, hãy sẵn lòng và có khả năng đưa ra những quyết định nhanh chóng. Nửa chừng công việc, thí dụ, bạn có thể chỉ đạo một ai đó thay đổi từ công việc này sang việc khác. Hãy cho nhân viên biết rõ từ đầu rằng chuyện đó có thể xảy ra, điều đó sẽ giúp họ chuyển đổi công việc trôi chảy hơn. Hãy đảm bảo rằng có sự tưởng thưởng và ghi nhận đối với những công việc thực hiện tốt.

3. Phong cách Teamwork

Nếu cần xúc tiến một dự án và tối ưu hóa các quá trình, quản trị theo nhóm là cách để thực hiện. Khi bạn động viên moji người đào sâu những hiểu biết của họ, kết quả có thể vượt qua những mong đợi của bạn. Thông thường, nhóm cơ thể tháo gỡ các vấn đề nhanh hơn so với khi bạn tự giải quyết nó một mình. Cách giao và nhận có thể tạo ra một quá trình mà bạn có thể áp dụng cho các dự án khác.

Nhớ rằng nhóm làm việc thành công phụ thuộc vào những nỗ lực điều phối trong các nhân viên, cũng như kỹ năng truyền thông. Các báo cáo cần rõ ràng và ngắn gọn. Các bài trình bày phải mang những thông tin trả lời tất cả các câu hỏi được đặt ra. Có lẽ điều quan trọng nhất, tuy nhiên, là bạn phải sẵn lòng đặt cược vào sự thành công và độc lập của nhóm, hơn là kỹ năng quản trị khéo léo của bạn.

Thực vậy, khi bạn đã thu thập được những ý tưởng của nhóm, nhớ phải nỗ lực khám phá ra ai có khả năng tập hợp và duy trì tinh thần của nhóm, đặc biệt là dưới áp lực cao.

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết