Cố gắng hết sức để giữ tất cả các yêu cầu thay đổi
Xác lập mẫu yêu cầu thay đổi dễ sử dụng giữ những thông tin cơ bản về ai, cái gì, ở đâu, khi nào và như thế nào.
Xác lập sổ ghi thay đổi cho phép bạn nắm bắt được từng thay đổi theo yêu cầu.
Chấp nhận số thu các yêu cầu thay đổi bằng cách thích hợp.
Sử dụng giác quan thông thường khi chọn lọc các yêu cầu thay đổi.
Từ chối các yêu cầu thay đổi không thể xẩy ra (Ví dụ như chạy chương trình Exchange trên nền tảng Oracle).
Từ chối các yêu cầu thay đổi cần cho những thay đổi về vận hành như một phần của dự án (Ví dụ như tăng tiền lương).
Từ chối các yêu cầu thay đổi cần cho những thay đổi về cơ sở vật chất như một phần của dự án (Ví dụ như bàn làm việc mới hoặc máy tính xách tay).
Đảm bảo rằng thay đổi theo yêu cầu giải quyết phạm vi dự án hơn là cấu trúc dự án hay kiểm soát:
Thay đổi theo yêu cầu có chú trọng vào các yêu cầu nghiệp vụ, kỹ thuật hoặc chức năng hay không?
Thay đổi theo yêu cầu cần cho phần có thể chuyển giao có được thêm vào hay không?
Thay đổi theo yêu cầu có cần cho sự thay đổi phần có thể chuyển giao của dự án hay không? Điều này cần phải được thương lượng với khách hàng trước khi chấp thuận.
Đảm bảo rằng ảnh hưởng của thay đổi được phác thảo rõ ràng:
Ảnh hưởng của thay đổi lên lịch trình là gì?
Ảnh hưởng của thay đổi lên chi phí là gì?
Ảnh hưởng của thay đổi lên chất lượng là gì?
Ảnh hưởng của thay đổi lên tính năng là gì?
Đưa những người thích hợp tham gia:
Nếu thay đổi có tác động nhỏ thì giám đốc dự án có thể có quyền phê duyệt.
Nếu thay đổi thiết thực hơn và không tác động tới chi phí hay lịch trình thì sự tham gia của nhà tài trợ có thể không thích hợp.
Nếu như thay đổi lớn thì hãy đưa các đối tượng liên quan dự án, nhà tài trợ và đội dự án tham gia vào quyết định.
Đảm bảo rằng yêu cầu thay đổi được cấp phép chính thức trước khi tiếp tục:
Được sự thông qua và đồng ý của nhà tài trợ trong các báo cáo ảnh hưởng đối với tất cả các yêu cầu thay đổi lớn.
Đảm bảo rằng tất cả các đối tượng liên quan dự án chính/ đội ngũ thành viên đều được thông báo về cách giải quyết thay đổi.
h. Đảm bảo rằng đội dự án, các đối tượng liên quan dự án và nhà tài trợ nhận thức được khi nào thay đổi diễn ra.
Đảm bảo rằng lịch trình, kinh phí hay đặc điểm kỹ thuật của dự án được điều chỉnh để phản ánh các thay đổi cho phép: mục tiêu thay đổi, người tài trợ thay đổi, tác nhân thay đổi.
Quản lí thay phải tuân theo các nguyên tắc trên vì: quản lí thay đổi là để tạo ra thay đổi trong cách thức làm tối thiểu hoá những tác động tiêu cực lên năng suất dự án hay là để có thể kịp thời thay đổi những cần thiết làm cho sự tác động tiêu cực lên dự án là nhỏ nhất.
Trong những nguyên tắc đó nguyên tắc nào cũng quan trọng, không có nguyên tắc nào là quan trọng nhất.